14 quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (Phần 2)

Đăng ngày 12 - 01 - 2022
100%

Trên cơ sở Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao (1961), quyền ưu đãi, miễn trừ của Cơ quan đại diện ngoại giao và các thành viên gồm 14 nội dung chính sau.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Đây là một trong những quyền cốt yếu và cơ bản nhất đối với viên chức ngoại giao. (Nguồn: Youtube)
Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn trừ khám xét hành lý cá nhân, trừ phi nhà đương cục khẳng định chắc chắn là trong kiện hành lý đó có chứa đựng những đồ vật cấm nhập, cấm xuất hoặc vượt quá phạm vi ưu đãi cho phép. (Nguồn: Youtube)

7. Quyền được miễn xét xử hình sự

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được hưởng quyền miễn xét xử hình sự tại nước tiếp nhận.

8. Quyền được miễn xét xử về dân sự và hành chính

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn xét xử dân sự và hành chính tại nước tiếp nhận, ngoại trừ các trường hợp sau đây: một hành động liên quan đến bất động sản tư nhân ở nước tiếp nhận; một hành động liên quan đến thừa kế mà người đó có liên quan (ví dụ: người thi hành di chúc, người quản lý tài sản cho người vị thành niên hoặc người đã chết, người thừa tự, người thừa kế với tư cách cá nhân và không thay mặt nước cử); một hành động liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại do người đó thực hiện tại nước tiếp nhận.

9. Quyền miễn trách nhiệm pháp lý đối với việc làm chứng

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn trách nhiệm làm chứng khi xảy ra một vấn đề gì kể cả khi họ biết.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viên chức ngoại giao vẫn có thể làm chứng để giúp cho các cơ quan pháp lý thụ lý hồ sơ một sự việc. Trong trường hợp này họ phải tự rút bỏ quyền được ưu đãi, miễn trừ của mình.

10. Quyền phản tố

Nếu một người đã được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao mà khởi một vụ kiện tại nước tiếp nhận, thì người đó không còn có quyền đòi hỏi được miễn trừ xét xử đối với bất kỳ một phản tố liên quan trực tiếp đến họ. Trường hợp này họ cũng phải tự rút bỏ quyền được ưu đãi, miễn trừ của mình.

11. Quyền được miễn thuế và lệ phí

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ những loại thuế trực thu, thuế môn bài (hiện nhiều nước áp dụng chính sách thuế này trên cơ sở có đi có lại), thuế và lệ phí đánh vào bất động sản tại nước tiếp nhận trừ phi tài sản đó được sử dụng chính thức cho cơ quan đại diện.

12. Quyền được miễn thuế hải quan

Cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn thuế nhập, xuất khẩu đối với các đồ vật sử dụng cho cơ quan và cá nhân.

Số lượng và chủng loại được miễn trừ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc quy định của từng nước.

13. Quyền được miễn khám xét hành lí cá nhân

Viên chức ngoại giao và thành viên gia đình họ được miễn khám xét hành lý cá nhân, trừ phi nhà đương cục khẳng định chắc chắn là trong kiện hành lý đó có chứa đựng những đồ vật cấm nhập, cấm xuất hoặc vượt quá phạm vi ưu đãi cho phép.

Trường hợp cần khám xét thì phải có sự chứng kiến của đương sự hoặc người đại diện được uỷ quyền; nếu khám thấy không có sự vi phạm pháp luật thì viên chức hải quan phải có trách nhiệm đối với danh dự của người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đó.

14. Quyền tự do đi lại

Tất cả thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao được quyền tự do đi lại trên lãnh thổ nước tiếp nhận, trừ những khu vực quy định cấm vì lý do an ninh quốc gia hoặc khu vực hạn chế hoặc cấm đi lại trong thời gian nhất định.

<

Tin mới nhất

Việc treo cờ hai nước hoặc Quốc kỳ Việt Nam và cờ của tổ chức quốc tế phải tuân thủ theo quy định...(26/05/2022 12:11 SA)

Công tác chuẩn bị đón đoàn cấp cao của Cơ quan đại diện(15/01/2022 5:48 CH)

Cắm cờ và xếp chỗ ngồi trên xe của Cơ quan đại diện(12/01/2022 5:45 CH)

Định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?(12/01/2022 5:43 CH)

Túi ngoại giao và những điều cần biết(12/01/2022 5:42 CH)

°
1260 người đang online